TRẺ 16 THÁNG TUỔI: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÉ 16 THÁNG TUỔI ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
Bạn đang xem: Dinh dưỡng cho bé 16 tháng tuổi
Bé 16 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu kg? Sự phát triển của trẻ 16 tháng tuổi có những thay đổi rõ rệt về thể chất như chập chững biết đi và trẻ bắt đầu nhận thức và phản ứng với những thứ xung quanh. Cùng Huggies tìm hiểu bé 16 tháng tuổi phát triển như thế nào và cách chăm sóc trẻ mà bố mẹ cần nắm trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!
Sự phát triển của bé 16 tháng tuổi
Phát triển về mặt thể chất ở bé 16 tháng tuổi
Về mặt thể chất, bé 16 tháng tuổi có cân nặng khoảng 8,7 - 11,8 kg; cao khoảng 73 - 84,2 cm tùy vào thể trạng và giới tính. Ngoài ra, các kỹ năng khác của trẻ cũng được phát triển đến một mức cố định.
Khi bước vào độ 16 tháng tuổi, kỹ năng cầm nắm của trẻ đã tương đối thuần phục. Bé không còn ném đồ vật mà đã biết cách di chuyển chúng từ khu vực này sang khu vực khác.
Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể chạy được nhưng tốc độ tương đối chậm, so với đi thì chỉ nhanh hơn một ít. Trẻ còn rất muốn phụ giúp bố mẹ, vì vậy bố mẹ hãy thường xuyên nhờ bé giúp đỡ những việc nhẹ. Chẳng hạn như đưa khăn giấy, lấy chìa khoá ở nơi thấp gần cho bé dễ tiếp cận,...
Bố mẹ chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi đá quả bóng về phía trẻ và thấy trẻ phản hồi bằng cách chuyền bóng cho bạn. Mặc dù quả bóng có thể chỉ đi được một đoạn đường ngắn và không đến được đích mà trẻ mong muốn.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chuẩn WHO
Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ
Phát triển về mặt vận động ở bé 16 tháng tuổi
Ở bé 16 tháng tuổi đã có sự phát triển thể chất khá rõ rệt, một số kỹ năng vận động thường thấy như:
Trèo lên đồ vật, leo ra khỏi cũi. Có thể đi theo vòng hoặc đi lùi. Cố gắng đá bóng nhưng độ chính xác không được cao. Bò lên cầu thang và đi lên cầu thang nếu có sự giúp đỡ. Có thể nhảy múa, có khả năng chạy. Tự cởi áo quần, giơ tay chân ra lúc mặc quần áo. Có thể cầm bút vẽ nguệch ngoạc. …
Phát triển về mặt vận động ở bé 16 tháng tuổi
Ở bé 16 tháng tuổi đã có sự phát triển thể chất khá rõ rệt, một số kỹ năng vận động thường thấy như:
Trèo lên đồ vật, leo ra khỏi cũi. Có thể đi theo vòng hoặc đi lùi. Cố gắng đá bóng nhưng độ chính xác không được cao. Bò lên cầu thang và đi lên cầu thang nếu có sự giúp đỡ. Có thể nhảy múa, có khả năng chạy. Tự cởi áo quần, giơ tay chân ra lúc mặc quần áo. Có thể cầm bút vẽ nguệch ngoạc. …
Phát triển về mặt cảm xúc ở bé 16 tháng tuổi
Bé 16 tháng tuổi bắt đầu biết giữ đồ chơi của mình, không thích chia sẻ đồ chơi cho người khác. Vì vậy, bố mẹ đừng quá lo lắng nếu bé không dễ dàng từ bỏ đồ chơi của mình cho người khác.
Ở độ tuổi này mẹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc gắn nhãn cảm xúc cho bé bằng cách nói những điều như: “ Con khóc à”, “con đang buồn à” và “ con vui đấy”,... Đặc biệt, biểu cảm trên gương mặt mẹ có thể giúp bé hình thành nhận thức về cảm xúc.
Trong giai đoạn này, khả năng tập trung và chú ý của bé rất thấp nên việc bé từ khóc chuyển sang cười là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Mẹ có thể lợi dụng việc này để thay đổi tâm trạng khi bé khóc.
Thức ăn và dinh dưỡng cho bé 16 tháng tuổi phát triển toàn diện cân nặng chiều cao
Thời điểm này, con bạn cần được ăn những đồ ăn giống với mọi người khác trong gia đình. Vì vậy, nên tránh việc nấu đồ ăn riêng hoặc thức ăn đặc biệt cho bé. Thời điểm trẻ 16 tháng tuổi, bố mẹ nên tập cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau với dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé:
Trái cây: Cung cấp chất xơ và vitamin thiết yếu mà cơ thể bé cần. Bạn hãy cho bé nhấm nháp một khẩu phần nhỏ các loại trái cây như chuối, xoài, kiwi, dưa hấu,... mỗi ngày nhằm xây dựng thói quen ăn hoa quả từ bé cho trẻ. Ngũ cốc nguyên cám: Ngũ cốc nguyên cám là thành phần thiết yếu trong việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ. Bạn có thể chế biến các món ăn như cơm nát, súp từ yến mạch, lúa mạch, cháo,... cho trẻ thưởng thức mỗi ngày. Chất béo: Đây là dưỡng chất quan trọng cung cấp năng lượng phục vụ cho quá trình hoạt động của trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé tiếp nhận chất béo tốt từ dầu dừa, dầu đậu nành, dầu gạo, quả bơ… Rau củ: Nhóm thực phẩm này cung cấp Canxi và Calo cần thiết giúp củng cố cấu trúc xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng chiều cao và cân nặng cho bé. Một số thực phẩm mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của bé như bông cải xanh, rau dền, cải ngọt, cà rốt, khoai tây… Trứng và thịt. Sắt có trong các thực phẩm như gan, cà chua, thịt bò, đậu gà… Thực phẩm từ sữa: sữa bột, sữa tươi, sữa chua, váng sữa... Các loại hạt và cây họ đậu.Mang đồ ăn khi bạn ra ngoài và nhớ rằng dạ dày của trẻ rất nhỏ. Có thể con sẽ cần ăn mỗi giờ để không bị đói và tránh thay đổi tâm trạng. Ngũ cốc đã chế biến, hoa quả đóng hộp, một gói bánh quy hay một ít đồ ăn nhanh chế biến sẵn, nói chung là những thức ăn ít lành mạnh hơn các đồ ăn chưa qua quá trình chế biến công nghiệp kỹ càng. Một ít hoa quả xắt nhỏ, bánh mì, phô mai hoặc một ít bánh quy giòn là sự lựa chọn lành mạnh hơn.

Giữ sức khỏe cho con
Nghĩ về những cây bạn trồng trong vườn nhà ảnh hưởng của chúng tới sự an toàn của con. Bạn nên tìm hiểu về danh sách các loài cây nguy hiểm cho trẻ nhỏ và các loài cây cụ thể mà bạn phải quan tâm. Kiểm tra trong gara và trong vườn xem có hóa chất hoặc chất độc gì mà trẻ có thể tiếp cận. Giờ là thời điểm chúng biết leo trèo và khả năng chúng tiếp cận với những hợp chất nguy hiểm cũng tăng lên. Nghĩ về thói quen của bạn, khi nào và ở đâu bạn thường dùng tới những thứ kể trên. Bạn sẽ ngạc nhiên về độ nhanh của việc trẻ tìm ra bất cứ thứ gì mà chúng muốn. Các nắp đồ vật có tác dụng đề phòng trẻ em cũng không phải là phương tiện bảo vệ đảm bảo, vì vậy cần lưu ý giữ các hóa chất ở xa chỗ mà trẻ có thể chạm tới được.
Mách nhỏ mẹ mẹo chăm sóc răng miệng cho bé 16 tháng tuổi
Khoảng 16 tháng tuổi, răng nanh của bé có thể bắt đầu mọc. Lúc này, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày bằng cách lau sạch răng bằng bàn chải mềm dành riêng cho trẻ. Khi vén môi và quan sát răng của trẻ, nếu bạn thấy các đốm màu nâu hoặc màu trắng như phấn, hãy đưa trẻ đến nha sĩ để điều trị ngay.
3 cách quan trọng để bảo vệ nụ cười của trẻ trong giai đoạn chập chững tập đi:
Mẹ nên giảm bớt số lần ăn bữa phụ của trẻ trong ngày, tránh cho trẻ uống nước có gas, kẹo ngọt và thực phẩm giàu tinh bột như khoai tay chiên, bánh quy. Mẹ nên chải răng cho trẻ sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm, phù hợp với trẻ nhỏ để làm sạch răng và lợi. Nếu trẻ đã biết tự súc miệng sau khi chải răng, mẹ hãy làm sạch răng trẻ một lượng nhỏ kem đánh răng với các thành phần an toàn. Lúc này, trẻ có thể bắt đầu tự chải răng nhưng bạn vẫn phải giám sát và giúp đỡ bé khi cần.Lưu ý khi chăm sóc bé 16 tháng tuổi mẹ cần nắm
Nếu đứa bé 16 tháng tuổi của bạn vẫn bị thức dậy trong đêm thì nên suy nghĩ về tác động của bạn đối với chúng. Ôm ấp và trấn an con một chút là điều rất tốt và cũng cần hào phóng hơn nữa đối với con. Ở tuổi này con cũng cần được khẳng định thêm về sự gần gũi vã sự có mặt của bạn khi con cần.
Ở độ tuổi này, nếu con của bạn chỉ dùng một tay, không làm nũng với mẹ hoặc bé không có những dấu hiệu rằng bé có thể nhận biết những sự vật xung quanh, bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay để kiểm tra. Thông thường, bé từ 16 tháng rất hay nghịch nước. Bé có thể chơi ở bất cứ đâu, từ nhà tắm cho đến ban công. Mẹ nên để mắt đến bé khi bé chơi với nước, tránh trường hợp bé bị nước vào mũi hoặc bị té do sàn bị trơn. Một số bé rất hiếu động, khó tập trung, lúc nào cũng muốn chơi đùa với bố mẹ hoặc tự chơi. Một số bé lại có thể tập trung rất lâu vào một sự việc như ngồi nhìn xe qua lại. Bố mẹ nên theo dõi nhưng cũng đừng lo lắng quá vì đối với mỗi bé, sự phát triển và tích cách là hoàn toàn khác nhau. Còn quá sớm để nghĩ về việc dạy cho con đi vệ sinh trong nhà vệ sinh, bất kể những người lớn khác nói gì với bạn. Hãy chờ cho đến khi được gần 2 tuổi để bắt đầu thực hiện việc này. Bảo vệ bạn và con phải những căng thẳng không cần thiết. Chỉ đơn giản là chúng vẫn còn quá nhỏ để tự làm việc đó. Bé tập đi sẽ “nhào” vào những thứ bụi bẩn như một cục nam châm vậy. Nên thực tế với những thứ quần áo bé mặc và đừng mong chúng có một sự sang trọng nào với các loại quần áo "tốt" hoặc "hảo hạng". Mặc đồ cho chúng một phút trước khi ra khỏi nhà nếu bạn muốn chúng sạch sẽ và gọn gàng.Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý rằng:
Không nên tập xi tiểu hay ngồi bô sớm quá: quá trình phát triển của bàng quang (bọng đái) của trẻ kéo dài đến 3 tuổi mới dần hoàn chỉnh. Sự phát triển này bao gồm gia tăng về thể tích bàng quang và khi bàng quang tích đủ nước tiểu sẽ tạo phản xạ đi tiểu để tống hết nước tiểu ra ngoài. Sau đó bàng quang rỗng hoàn toàn và tích tụ lại nước tiểu lại từ đầu. Như vậy, bé sẽ phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do. Nghĩa là khi bàng quang đầy, bé sẽ tự tè. Nếu bạn tập xi tiểu là tập 1 phản xạ có điều kiện khi nghe tiếng xi trẻ sẽ tiểu, bất kể lúc đó bàng quang có đầy hay chưa, điều này không tốt cho sự phát triển của hệ tiết niệu. Do đó, bạn không nên tập xi tiểu mà chỉ nên tập cho bé biết khi mắc tiêu tiểu cần đi đúng nơi đúng chỗ, cụ thể là khi mắc tiểu sẽ biết ngồi bô. Việc tập ngồi bô sẽ thực hiện khi trẻ biết giao tiếp với bố mẹ, biết báo hiệu khi mắc tiểu và đến ngồi bô. Do đó tốt nhất tầm 18 tháng bạn có thể tập trẻ ngồi bô nhé!
Một số câu hỏi thường gặp của mẹ khi bé 16 tháng tuổi
Bé 16 tháng tuổi biết làm gì?
Bé 16 tháng tuổi sẽ khám phá ra trò vẽ bằng tay, những chiếc bút chì màu không độc và những tập giấy trong tầm tuổi này. Kỹ năng vận động của bé đang tiến xa hơn và bé sẽ thích thú khi thấy được sự lanh lợi của mình thông qua việc chơi bằng tay và những ngón tay của mình. Kẹp một vài mảnh giấy và treo chúng trên những dây phơi quần áo cho đến lúc khô. Dán những mảnh đồ chơi hình mì ống với các phụ kiện theo trò chơi tạo tranh. Vẽ tranh bằng những ngón tay cũng rất thú vị và bé sẽ tạo nên một mớ hỗn độn đáng yêu. Hãy xem xét những tác phẩm nghệ thuật của bé và giữ lại những bức tốt nhất. Qua thời gian, khi nhìn lại, chúng sẽ trở nên rất đáng yêu và bạn có thể đánh giá được những kỹ năng, cũng như kỹ thuật của bé đã phát triển nhường nào.
Công viên là nơi bạn có thể khuyến khích con mình leo trèo trên những đồ chơi. Hãy xem phản ứng của trẻ với những khám phá mới và bạn hãy khuyến khích bé. Chỉ cho bé cách leo thang, xích đu và trèo lên khung leo núi một cách an toàn, lúc đó bạn hãy chơi cùng bé. Con bạn sẽ rất yêu thích việc bạn tham gia vào trò chơi của bé.
Liên tục xoay vòng những trò chơi cho bé để giữ bé luôn thích thú với những trò chơi mới lạ. Giờ con bạn có một trí nhớ ngắn hạn và câu nói “Ra khỏi tầm mắt là quên” chính là dành cho những em bé tầm tuổi này. Càng ít nghĩ về số tiền bạn bỏ ra để mua đồ chơi thì càng cảm thấy vui vẻ hơn. Bé tự tạo ra trò chơi cho mình và bị thu hút bởi bất cứ thứ gì sáng bừng lên trong mắt. Vậy nên hãy tìm những đồ chơi có nhiều màu sắc và có thể thu hút bé. Bé thậm chí có thể để ý đến một phần bộ quần áo của bạn và tập trung vào phần nó ở bất cứ nơi đâu. Một số trẻ có sự chú ý sâu sắc với một đồ vật nào đó trong nhà, đặc biệt là những thứ được làm bằng những loại vải bé thấy mềm mại. Đó là tất cả những gì về em bé tầm tuổi này và với tất cả những thứ mà bạn phải lo lắng, thì chuyện này cũng không có gì là quá ghê gớm cả.

Có thể mong đợi gì khi bé 16 tháng tuổi?
Bé 16 tháng tuổi sẽ hay khóc lóc, vòi vĩnh và tỏ ra thiếu kiên nhẫn. Hãy cố gắng bình tĩnh và điều chỉnh cảm xúc của bạn. Có thể bạn cần phải hít thở sâu hoặc đi ra ngoài một lúc. Đếm từ 1 đến 10, nhờ chồng hoặc bạn trai trông con khi bạn nghỉ ngơi, hoặc gọi điện tán gẫu với bạn bè khi bạn có nổi nóng. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên về tốc độ con bạn có thể chuyển từ tức giận sang vui vẻ. Nên tha thứ và khoan dung với những tình huống gây thất vọng vì đó là một phần của sự phát triển của bé. Bạn sẽ không mất gì nhiều mà qua đó trẻ có thể học được ở bạn về giá trị của sự kiên nhẫn và kiên trì.
Khái niệm của con bạn về thời gian cũng phát triển vì vậy chúng sẽ không hoặc thiếu hợp tác với việc bạn giục giã hoặc là muốn kết thúc việc chúng làm. Trẻ đang ở trên khung thời gian của bản thân mình, và điều đó có nghĩa là đôi khi sẽ có xung đột nếu bạn ép buộc con theo mình. Cho phép bé có thời gian vui thích của riêng mình thông qua việc để bé tự mặc quần áo hoặc tự làm một việc gì đó mà nếu là bạn thì chỉ cần hoàn thành trong một phút. Cũng có thể tìm kiếm một sự thỏa hiệp và cho chúng một vài sự điều chỉnh hoặc là được tự chủ hơn trong một phần của công việc, còn bạn thì làm phần còn lại. Hướng sự chú ý của con vào các thứ cần thiết như thức ăn, chúng có thể sử dụng cũng như ham thích thứ đó và đừng tiết kiệm lời khen khi con bạn đã hoàn thành tốt công việc. Trẻ cũng sẽ muốn làm cho bạn hài lòng và hạnh phúc.
Qua bài viết này, Huggies đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bé 16 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu cũng như quá trình phát triển của trẻ 16 tháng tuổi. Hy vọng bố mẹ đã nắm được những thông tin cần thiết và có phương pháp chăm sóc con hiệu quả.
Hãy truy cập ngay chuyên mục Chăm sóc sức khỏe cho bé của Huggies để tìm hiểu thông tin về cách chăm sóc, nuôi dạy con trẻ.
Nguồn tham khảo:
https://www.babycenter.com/baby/baby-development/average-weight-and-growth-chart-for-babies-toddlers-and-beyo_10357633
2. Nguyên nhân trẻ 16 tháng biếng ăn3. Cách khắc phục tình trạng bé 16 tháng biếng ăn4. Thực đơn cho trẻ 16 tháng tuổi biếng ăn6. Những lưu ý về thực đơn cho bé 16 tháng biếng ănTình trạng biếng ăn ở trẻ hiện nay đang rất phổ biến và khiến các vị phụ huynh lo lắng không thôi. Rất nhiều bà mẹ phàn nàn về việc bé 16 tháng thường xuyên bỏ ăn, chán ăn và quấy khóc khi đến bữa khiến họ đau đầu và phiền muộn. Bởi khi cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng trẻ sẽ rất dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng và trĩ não cũng phát triển không được tốt. Dưới đây là những bí quyết giúp mẹ trị chứng biếng ăn ở trẻ 16 tháng để bé con luôn khỏe mạnh.

1. Dấu hiệu trẻ 16 tháng biếng ăn
Biếng ăn vốn dĩ là một hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé nằm trong độ tuổi từ 1-6. Trong đó, độ tuổi từ 16 tháng trở đi gặp phải chứng biếng ăn khiến phụ huynh rất đau đầu. Có rất nhiều dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết chứng biếng ăn ở trẻ có thể kể đến như:
Quấy khóc khi đến bữa: Mỗi bữa ăn của trẻ luôn trở thành cực hình đối với cả mẹ và bé. Bởi lúc này trẻ nhỏ thường quấy khóc, mím môi mím miệng để không phải ăn thức ăn mẹ đút. Nhiều mẹ phải bế con đi rong khắp xóm nhưng bé vẫn rất quấy.Ăn rất ít và bỏ bữa: Dấu hiệu biếng ăn khác ở trẻ nhỏ có thể kể đến tình trạng mỗi bữa bé chỉ động vào một ít thức ăn nếu đó là thức ăn yêu thích. Hầu hết trẻ sẽ tìm cách bỏ bữa.Cơ thể mệt mỏi, da xanh tái: Khi gặp phải chứng biếng ăn lâu ngày, cơ thể trẻ thường không được cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết khiến da xanh xao, tái và bé lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi.Cơ thể gầy gò, suy dinh dưỡng: So với các bạn bè đồng trang lứa thì bé có cân nặng và chiều cao khiêm tốn hơn, người gầy gò thậm chí là suy dinh dưỡng. Đây cũng là một trong những biểu hiện mẹ có thể nhận thấy bên ngoài để xác nhận tình trạng biếng ăn ở trẻ.2. Nguyên nhân trẻ 16 tháng biếng ăn
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ 16 tháng tuổi. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất mà các mẹ có thể tham khảo:
2.1. Chứng biếng ăn ở trẻ xuất phát từ cha mẹ
Nhiều bậc phụ huynh có thể vô tình là nguyên nhân gián tiếp gây nên chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Cụ thể như:
Cha mẹ quá chiều bé, cho bé chơi đồ chơi hoặc xem TV mỗi khi đến bữa ăn.Cho trẻ đi ăn rong: Việc làm sai lầm này của cha mẹ sẽ khiến bé mất tập trung khi ăn và chỉ chịu ăn khi mẹ cho bé đi ra ngoài tìm kiếm những thứ yêu thích.Ép trẻ ăn khiến con hoảng sợ: Khi trẻ biếng ăn, các bậc cha mẹ thường ép con ăn hết lượng thức ăn mà mình chuẩn bị ngay cả khi bé đã no. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ sợ ăn những lần sau và tìm mọi cách để tránh ăn.Mẹ cho bé ăn nhiều đồ ăn vặt: Những loại đồ ăn vặt như snack, khoai tây chiên, gà rán hoặc xúc xích đều được trẻ em rất yêu thích. Thế nhưng khi mẹ cho con ăn quá nhiều đồ ăn vặt trước bữa ăn cũng trở thành nguyên nhân khiến con trở nên biếng ăn. Không chỉ vậy, bên trong các loại đồ ăn vặt này còn chứa nhiều chất phụ gia ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.2.2. Biếng ăn do trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe
Khi cơ thể trẻ không khỏe, đang mắc một chứng bệnh nào đó cũng khiến cho các bé có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng và thường xuyên bỏ bữa. Một vài chứng bệnh ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của bé có thể kể đến như ho, sốt, nhiệt miệng, tiêu chảy, mọc răng… Vì vậy, thay vì ép các bé mẹ nên tìm hiểu rõ nguồn cơn của căn bệnh và có phương hướng điều trị kịp thời.
2.3. Biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé quấy khóc bó bữa nhiều ngày. Biếng ăn sinh lý thường xảy ra khi trẻ có sự chuyển giao giữa các thời kỳ.
Với trẻ nhỏ 16 tháng tuổi, biếng ăn sinh lý có thể xuất hiện khi bé bước sang giai đoạn tập nói. Tình trạng biếng ăn sinh lý không quá nguy hiểm mà có thể hết sau một vài tuần khi bé thích nghi được với giai đoạn phát triển của mình.

3. Cách khắc phục tình trạng bé 16 tháng biếng ăn
Trẻ 16 tháng tuổi biếng ăn thường khiến các ông bố, bà mẹ lo lắng. Bởi lúc này con sẽ bị thiếu hụt về dinh dưỡng làm trẻ kém phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của chứng biếng ăn ở trẻ, các vị phụ huynh nên tìm hiểu những biện pháp thích hợp góp phần cải thiện tình trạng này ở trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo một vài biện pháp an toàn dưới đây:
3.1. Thay đổi lượng thức ăn hàng ngày cho trẻ
Thay vì lượng thức ăn quá nhiều trong một bữa, các mẹ hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của bé để thức ăn dễ hấp thụ cũng như tiêu hóa hơn. Bên cạnh đó, thay vì nấu cho bé cả ngày một loại cháo khiến bé chán ăn, mẹ hãy thay đổi thực đơn sao cho mỗi bữa khác nhau sẽ giúp con ăn được nhiều hơn và thích thú hơn.
3.2. Chú ý về chất lượng món ăn
Mẹ nên nấu ăn vừa phải, không nên cho trẻ ăn đồ ăn quá loãng hoặc quá đặc. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của bé. Ngoài ra, các món ăn khi chuẩn bị cho bé nên nêm nếm vừa vị, tránh quá nhạt hoặc quá mặn sẽ khiến các con chán ăn, bỏ bữa.
3.3. Cho bé sử dụng sản phẩm hỗ trợ bé tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng
Để giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các mẹ có thể sử dụng những loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt. Một trong số các sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường cùng với việc nhiều chuyên gia y tế khuyên nên sử dụng cho trẻ đó là men vi sinh.
Men vi sinh là các chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi bổ sung men vi sinh cho trẻ mẹ sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón và các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Men vi sinh cũng giúp con hấp thu thức ăn dễ hơn, ăn ngon miệng hơn đẩy lùi chứng biếng ăn ở trẻ. Vì vậy, sử dụng men vi sinh cho trẻ là một trong những liệu pháp an toàn và tin cậy.
4. Thực đơn cho trẻ 16 tháng tuổi biếng ăn
Với trẻ 16 tháng tuổi biếng ăn, mẹ có thể áp dụng nhiều dạng thực đơn khác nhau để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho con. Nhưng chủ yếu, các thực đơn này cần được tuân thủ theo một thời khóa biểu nhất định. Dưới đây là một thực đơn thường được nhiều bà mẹ áp dụng cho bé 16 tháng tuổi biếng ăn mà các mẹ có thể tham khảo:
4.1. Bữa sáng
7h : Bé dậy, mẹ cần chuẩn bị đồ ăn sáng cho con. Có thể cho bé ăn cháo thêm một chút bơ hoặc phô mai.10h: Mẹ nên bổ sung cho con một lý sữa chua hoặc váng sữa để giúp bé tiêu hóa tốt hơn.12h: Mẹ có thể cho con uống khoảng 300ml sữa4.2. Bữa trưa
12h15: Mẹ cho bé ngủ trưa khoảng 2 tiếng14h: Bé dậy, mẹ hãy cho con ăn hoa quả xay với một chút sữa. Nên chọn những loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao như xoài, bơ, cam, chuối, táo…15h30: Mẹ cho bé uống khoảng 300ml sữa4.3. Bữa tối
17h30: Mẹ chuẩn bị cháo cho bé ăn. Nên chú ý lựa chọn những thực phẩm khác buổi sáng để bé không cảm thấy chán ăn. Hoặc có thể cho bé ăn cơm với các món canh đủ dinh dưỡng.20h: Mẹ cho bé uống thêm khoảng 200ml sữa22h: Bổ sung thêm cho con 200ml sữa và cho bé ngủ đến sáng.
5. Gợi ý món ăn theo thực đơn cho trẻ 16 tháng biếng ăn
Một số gợi ý các món ăn cho thực đơn của bé 16 tháng tuổi biếng ăn mà các mẹ nên tìm hiểu như:
Bữa chính: Bữa chính của trẻ mẹ nên chọn các loại nguyên liệu khác nhau cho mỗi bữa sẽ giúp bé cảm thấy thích thú và ngon miệng hơn. Một số loại cháo có hàm lượng dinh dưỡng cao lại phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ như: cháo thịt bò nấu bí đỏ, cháo cá nấu cải bó xôi, cháo tôm bằm rau cải, cháo trứng, cháo cà rốt, cháo lươn… Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé ăn cơm trắng với các món canh rau đủ dinh dưỡng hoặc các loại bún, phở miến dễ nuốt.Bữa phụ: Với các bé, bữa phụ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp con phát triển cân bằng và không bị đói. Các mẹ có thể lựa chọn những loại thực phẩm sau đây sẽ giúp con ăn ngon miệng hơn: sữa chua, váng sữa, sữa tươi, bánh flan, hoa quả xay, nước ép, trái cây, các loại bánh ngọt…6. Những lưu ý về thực đơn cho bé 16 tháng biếng ăn
Bé 16 tháng tuổi biếng ăn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, những lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng ăn uống của bé một cách tốt hơn:
6.1. Trang trí món ăn bắt mắt
Trẻ nhỏ vốn yêu thích những màu sắc sặc sỡ cùng với những hình ảnh đáng yêu. Thay vì những món ăn nhàm chán và thiếu hấp dẫn các mẹ có thể trang trí món ăn cho bé đẹp mắt hơn bằng cách sử dụng những chén đĩa xinh xắn có hình hoạt hình hoặc trang trí món ăn thành nhân vật bé yêu thích.
6.2. Chú ý chất lượng món ăn
Trẻ nhỏ cũng nhận biết được những mùi vị thơm ngon từ đồ ăn. Vì vậy, thay vì nấu những món ăn nhạt nhẽo, khó ăn hoặc nhàm chán các mẹ có thể lưu ý một chút về vấn đề này để giúp trẻ bớt chán ăn.
6.3. Lựa chọn món ăn bé thích
Mẹ có thể dò hỏi ý thích của bé, xem bé thích ăn món gì để mẹ chuẩn bị. Nếu bé gặp được những món ăn mà mình yêu thích sẽ ăn ngon miệng hơn và không còn biếng ăn nữa.
6.4. Chia nhỏ khẩu phần ăn
Việc chia nhỏ khẩu phần ăn sẽ giúp bé bớt áp lực mỗi bữa. Khi mẹ thực hiện biện pháp này sẽ vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé lại khiến bé có cảm giác thoải mái khi ăn và bớt nôn trớ.
6.5. Đảm bảo trẻ không bị no khi chuẩn bị tới giờ ăn
Mẹ nên giảm bớt chế độ ăn vặt của bé trước mỗi giờ ăn. Đặc biệt không nên cho bé ăn bữa phụ quá gần bữa chính sẽ khiến con no bụng mà không thể tiếp tục ăn bữa chính được nữa.
Trên đây là toàn bộ những bí quyết giúp mẹ “trị” tình trạng biếng ăn ở trẻ 16 tháng tuổi. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp được các mẹ trong quá trình chăm sóc tốt bé yêu của mình.