Ngô Bảo Châu Bị Bắt - Lý Do Gs Ngô Bảo Châu Bị Lên Án, Chỉ
Dù đã có nhiều buổi giao lưu trò chuyện với sinh viên nhưng mỗi lần xuất hiện, Giáo sư Ngô Bảo Châu luôn có những câu chuyện mới đầy thú vị.
Bạn đang xem: Ngô bảo châu bị bắt
![]() |
Giáo sư Ngô Bảo Châu mở đầu buổi nói chuyện bằng 3 bài toán cụ thể |
Chiều nay (1.4), Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có buổi nói chuyện với học sinh, sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM về vai trò của toán học, các thách thức trong quá trình học toán và nghiên cứu toán học trong bối cảnh hiện nay. Trong buổi giao lưu, giáo sư (GS) đã có nhiều chia sẻ thú vị không chỉ về nghiên cứu mà còn nhiều câu chuyện của bản thân trong học hành.
"Em cảm thấy mất động lực, hồi trẻ thầy có như vậy không?"
Khác với những buổi nói chuyện trước đây, GS Ngô Bảo Châu đã bắt đầu buổi nói chuyện với sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM chiều nay bằng 3 bài toán cụ thể. Từ những ví dụ đó, ông đúc rút rằng toán học không chỉ là các công thức toán mà đằng sau đó còn nhiều ứng dụng thực tế đời sống không thể ngờ tới. Từ phần mở đầu đặc biệt này, GS Ngô Bảo Châu đã nhận được nhiều câu hỏi cởi mở, gần gũi từ học sinh, sinh viên liên quan đến nghiên cứu và các vấn đề trong đời sống.
Đặt câu hỏi trực tiếp tại hội trường, Ngọc Trai (sinh viên năm nhất Khoa Toán-tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên), băn khoăn: “Mỗi lần giải toán em chỉ sử dụng công thức để giải bài toán mà không hiểu được lý do tồn tại của các công thức đó. Mỗi lúc như vậy em cảm thấy mất động lực, không hiểu sao mình ở đây và học những thứ này, hồi trẻ thầy có từng bị như vậy không?”.
|
GS Ngô Bảo Châu: Tôi kỳ vọng sinh viên vượt xa thế hệ đi trước! |
Đồng cảm với chia sẻ này của sinh viên, GS Châu khẳng định: “Câu trả lời là có, tôi từng có thời gian bị khủng hoảng về học hành”. Theo lời kể của GS, thời gian đó ông học chuyên toán ở Hà Nội, giải bài tập và tham dự các kỳ thi Olympic toán. "Thời gian đó hầu như bài nào tôi cũng giải được", GS Châu nhấn mạnh. Nhưng khi sang Pháp, ông đã bị khủng hoảng khá nghiêm trọng bởi chẳng hiểu ý nghĩa những định lý, tại sao lại thế và không hiểu làm sao phải làm những việc đó. Tình trạng này kéo dài cho đến khi ông may mắn gặp được người thầy hướng dẫn tỉ mỉ mà theo ông đó một trong những người thầy dạy toán giỏi nhất thế giới…
Nguyễn Đình Đăng Khoa (sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên) đặt câu hỏi: “Thầy có phải là người giỏi cân bằng mọi thứ trong cuộc sống không, hoặc thầy có những khoảnh khắc lười trong ngày không? Nếu có thầy làm thế nào để vực dậy cơn lười ấy?”. Trước câu hỏi này, GS Ngô Bảo Châu cho biết: “Tôi có nhiều sự quan tâm khác nhau không chỉ toán học mà còn nhiều lĩnh vực khác trong đời sống từ triết học, văn học, mỹ thuật... Cái gì cũng quan tâm nên có lẽ điều đó làm cho cuộc sống thú vị hơn”. GS cũng thừa nhận ông cũng như mọi người luôn có những khoảnh khắc ‘lười’ trong đời sống nhưng chính những việc buộc phải cố gắng để hoàn thành trách nhiệm đã giúp ông thoát khỏi "cơn lười".
![]() | ||
Sinh viên đặt câu hỏi với Giáo sư Ngô Bảo Châu trong buổi giao lưu HÀ ÁNH \n Khó nhất là luôn phải làm mới mìnhĐặt một câu hỏi tại hội trường với GS, sinh viên Phan Thành Trung đề cập đến sự bế tắc trong nghiên cứu và cách để thoát khỏi sự bế tắc này. Trước vấn đề này, GS Ngô Bảo Châu nhìn nhận: “90% thời gian nghiên cứu là bế tắc, sự đột phá rất hiếm hoi. Nhưng việc này không cần lo lắng quá nhiều vì nếu làm được ngay thì không phải nghiên cứu làm gì”. GS Ngô Bảo Châu, người đầu tiên của Việt Nam 2 lần giải huy chương vàng Olympic toán quốc tế, cho rằng sự bế tắc trong nghiên cứu có thể do nhiều lý do. “Bế tắc rất có thể do chúng ta chưa hiểu tường tận vấn đề chúng ta làm. Khi bạn chưa thể phát biểu vấn đề đó một cách đơn giản, chính xác, rạch ròi và ngắn gọn là bạn chưa hiểu vấn đề. Sự bế tắc cũng có thể do chúng ta thử giải quyết một bài toán mà nhiều người đi trước từng bế tắc. Trong tình huống này, chúng ta cần tìm ra cho mình đâu là vũ khí tư duy mới khác với những người đã từng thử sức bài toán đó”, GS Châu giải thích. Việc thay đổi bản thân mình không chỉ đơn giản là việc cập nhật thông tin mà phải học thật sự để trở nên nhuần nhuyễn. GS Ngô Bảo Châu Từ câu chuyện chung về nghiên cứu, GS Châu nhắn nhủ với người trẻ: “Tích lũy kiến thức phải siêng năng và nghiêm túc. Chúng ta cần có ý thức làm việc, luyện tập, tích lũy khả năng tư duy hàng ngày”. Trước một câu hỏi về khó khăn lớn nhất trong nghiên cứu khoa học, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ: “Nghiên cứu khoa học có nhiều cái khó, khó nhất là luôn phải làm mới mình”. Ông phân tích: “Khi còn đi học chúng ta phải trang bị kiến thức, vũ khí tư duy để giải quyết các bài toán. Sau một thời gian nghiên cứu và giải quyết hết bài toán đó thì phải tự trang bị bài toán mới và càng ngày càng khó hơn”. Về cách làm mới mình, GS Châu nhấn mạnh: “Việc thay đổi bản thân mình không chỉ đơn giản là việc cập nhật thông tin mà phải học thật sự để trở nên nhuần nhuyễn. Chẳng hạn, lúc trước chỉ làm 1 dạng toán nhưng sau này phải học thêm nhiều dạng toán khác. Học không chỉ để nói chuyện mà phải thành thạo nó. Muốn duy trì việc làm khoa học liên tục, ở mức độ nào đó là luôn làm mới mình, phải biết lựa chọn đề tài và luôn thay đổi tư duy”. Trước câu hỏi “vợ của GS có ảnh hưởng thế nào đến sự nghiệp nghiên cứu của ông?”, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ: “Vợ tôi không phải người học toán nhưng bao giờ cũng rất tôn trọng công việc của tôi, là chỗ dựa rất vững chắc cho tôi. Dù rằng điều này không phải dễ dàng, công việc nghiên cứu toán học cần sự tập trung và có những thời điểm tôi không nói chuyện với ai trong gia đình cả”. TPO - Trên mạng xã hội đang xôn xao cho rằng Giáo sư Ngô Bảo Châu gia nhập Viện Toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chính thức lên tiếng về sự việc.Theo thông tin trên mạng xã hội, Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu vừa trở thành thành viên của Viện toán, Học viện Cáp Nhĩ Tân, thuộc hệ thống Viện khoa học hàn lâm Trung Quốc.
Giáo sư sẽ lấy tên tiếng Trung là Wu Baozhu - 吴宝珠. Chức danh của GS Ngô Bảo Châu là Giáo sư chủ nhiệm, thuộc biên chế chính thức của viện, không phải khách mời hay giáo sư thỉnh giảng. Trả lời về thông tin này, GS Ngô Bảo Châu cho hay mấy năm trước ông có đi Cáp Nhĩ Tân thỉnh giảng vài lần và tham gia hội đồng đánh giá hoạt động của viện nghiên cứu tại đây. Một trong số những chuyến đi đó, ông hiệu trưởng trường Cáp Nhĩ Tân có buổi tiếp chính thức, tặng kỷ niệm chương, và thông báo là trường luôn tiếp đón tôi bất kỳ lúc nào ở tư cách Giáo sư thỉnh giảng. Nói về công việc thỉnh giảng, GS Ngô Bảo Châu cho hay ông đi thỉnh giảng, hợp tác nhiều nơi. Vì vậy, nên việc ông đi thăm Cáp Nhĩ Tân không có gì khác đặc biệt. “Thường khi đi thỉnh giảng ở đâu đó, tôi sẽ quay lại một vài lần để công việc đi đến một kết quả gì đó, chứ không thuần tuý chỉ đi cho biết. Vì thế tôi chấp nhận lời mời của ông hiệu trưởng với ý định sẽ còn quay lại đó hai ba lần, hợp tác nghiên cứu với một nhà Toán học ở đó. Tuy nhiên vì dịch nên chưa quay lại được, và trong thời gian đó thì có thêm nhiều kế hoạch khác phát sinh nên thực tế là tôi không rõ có đi thăm Cáp Nhĩ Tân trong tương lai gần nữa không”, GS Ngô Bảo Châu thông tin. Còn chuyện đổi tên thành Wu thì GS Ngô Bảo Châu khẳng định đây là chuyện hài hước. “Người Trung Quốc thường sẽ phiên âm tên người Việt Nam qua chữ của họ. Sau đó chắc google dịch lại sẽ thành như thế. Quay lại thì thành “tin vịt” trên mạng Việt Nam”, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ. Xem thêm: Hướng dẫn cách làm lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn ngon đúng vị hà nội Do đó, ông khẳng định những thông tin mà mạng xã hội đưa không chính xác. GS Ngô Bảo Châu không có trong biên chế ở trường đại học nào ở Trung Quốc. “ Nói chung, tôi không có ý định đi làm việc lâu dài ở bất kỳ chỗ nào ở Trung Quốc mà chỉ đi thỉnh giảng, hợp tác khoa học”, GS Ngô Bảo Châu khẳng định. Sinh năm 1972 tại Hà Nội, Ngô Bảo Châu là con trai duy nhất của một gia đình khoa học "nòi". Cha anh là Giáo sư, TSKH ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn (Viện Cơ học). Mẹ của anh là Phó GS, TS Trần Lưu Vân Hiền (Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương). Ông từng học tại Khối chuyên toán Trường ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN. Tư chất thông minh, được nuôi dưỡng trong môi trường trí thức của gia đình, lại được học với một đội ngũ toàn các thầy, cô giáo giỏi, có phương pháp dạy phù hợp năng lực, sở trường: Tôn Thân, Phan Đức Chính, Nguyễn Văn Mậu, Lê Đình Thịnh, Phạm Văn Điều, Phạm Tấn Dương, Nguyễn Xuân My, Đỗ Thanh Sơn, Nguyễn Vũ Lương... Đó chính là bệ phóng lý tưởng cho ông gặt hái những thành quả đầu tiên trong đời. Năm 1988, Ngô Bảo Châu đoạt Huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia. Năm 1989, Ngô Bảo Châu tiếp tục đạt Huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Cộng hoà Liên bang Đức và trở thành người Việt Nam đầu tiên 2 lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán quốc tế. Tiếp đó, Ngô Bảo Châu nhận học bổng của Chính phủ Pháp học đại học tại Đại học Paris 6. Hai năm sau, Ngô Bảo Châu thi đỗ thủ khoa kỳ thi tuyển sinh hệ sau ĐH của École Normale Supérieure de Paris - đại học danh tiếng nhất nước Pháp, nơi từng đào tạo nhiều nhà bác học Pháp lừng danh. Đây cũng là nơi một số trí thức Việt Nam ưu tú thế hệ trước như Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo, Trần Thanh Vân... từng theo học. Ngô Bảo Châu đã có 17 năm học tập và làm việc tại các trường nổi tiếng của Pháp: ĐH Paris 13, ĐH Paris 11, làm việc gần 4 năm tại Viện IAS Princeton (Hoa Kỳ), từng làm việc khá lâu tại các viện khoa học nổi tiếng như: IHES của Pháp, Max-Planck của Đức. Tư chất thông minh, sinh trưởng trong gia đình có truyền thống làm khoa học, lại được đào tạo và làm việc tại những môi trường khoa học đỉnh cao ở nhiều đại học, viện nghiên cứu danh tiếng hàng đầu thế giới, Ngô Bảo Châu đã sớm đạt được những thành tựu lớn trong toán học, được giới toán học thế giới ngưỡng mộ. Năm 2004, GS. Ngô Bảo Châu cùng với Gérard Laumon được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay - một trong những giải thưởng danh giá nhất về toán học trên thế giới vì đã chứng minh được bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Tháng 11/2004, Ngô Bảo Châu được phong Giáo sư tại Đại học Paris. Năm 2005, ông được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước phong đặc cách Giáo sư và trở thành người trẻ nhất được phong GS tại Việt Nam. Năm 2006, ông được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Chương trình Langland là một chương trình toán học đồ sộ nhằm thống nhất hình học và số học. Bổ đề cơ bản là cơ sở cho việc xây dựng một lý thuyết toán học theo chương trình Langland. Với việc chứng minh Bổ đề cơ bản, có thể nói Ngô Bảo Châu đã đưa chương trình Langland bước sang một trang mới. Trước Ngô Bảo Châu, Bổ đề cơ bản đã tồn tại hơn 30 năm mà không có ai chứng minh được. Công trình của ông đã được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là "một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009". Tháng 6 vừa qua, công trình của ông mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang đã được chính thức công bố trong tạp chí Publications Mathématiques de L"IHÉS do NXB Springer phát hành. Ngô Bảo Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu (2007) và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (2008). Năm 2010, Ngô Bảo Châu vinh dự nhận giải thưởng Fields tại Đại hội Toán học thế giới ICM tổ chức tại Ấn Độ. Đây được coi như giải thưởng Nobel trong Toán học, chỉ được trao cho những thiên tài toán học phát lộ sớm và có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong ngành. |