Bác sĩ hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu, hướng dẫn cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu

Bạn đi xét nghiệm máu về mà cầm tờ kết quả bạn không hiểu gì? Bệnh viện đông quá nên bạn ngại làm phiền bác sĩ? Bạn phó mặc cho bác sĩ “phán gì thì phán”, miễn mình không bị bệnh là được?
Nhưng bạn có biết, kết quả xét nghiệm máu có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp bạn hiểu rõ tình trạng cơ thể và sức khỏe của bản thân. Bài viết mà Tasscare đã tổng hợp dưới đây cung cấp một số thông tin về cách xem xét nghiệm máu để biết kết quả xét nghiệm máu tổng quát như thế nào là bình thường bạn nhé!
Xét nghiệm máu tổng quát là gì?
Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm thường quy được chỉ định trong nhiều trường hợp khám chữa bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát…
Xét nghiệm máu tổng quát có tác dụng như thế nào?
Xét nghiệm máu có thể kiểm tra nhóm máuXét nghiệm máu có thể tầm soát rối loạn mỡ máu (cholesterol, triglyceride, HDL-C)Xét nghiệm máu giúp phát hiện các bệnh về máu, liên quan đến máu như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, huyết tán, suy tủy, thiếu máu, ung thư máu
Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh tiểu đường
Xét nghiệm máu tầm soát bệnh Gout
Tầm soát các bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D,… xơ gan, tăng men gan, ung thư gan…Xét nghiệm máu phát hiện HIV
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu
– Bệnh nhân không tuân thủ nguyên tắc trước khi xét nghiệm ví dụ như ăn no (nguyên tắc là phải nhịn đói ít nhất 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu) hoặc đã uống thuốc trước khi làm xét nghiệm
– Kết quả xét nghiệm máu còn phụ thuộc vào tình trạng cơ thể của bệnh nhân: Tình trạng sức khỏe, cảm xúc, tâm lí của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu
– Hàm lượng oxy trong máu: nếu lượng oxy trong máu thấp có thể cho kết quả không chính xác
– Tư thế lấy máu cũng có khả năng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Người lấy máu nên nghỉ 10 phút trước khi lấy máu xét nghiệm.
Bạn đang xem: Bác sĩ hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu
– Mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm không đủ làm tỷ lệ chống đông không chính xác dẫn đến kết quả xét nghiệm sai
– Lấy mẫu bệnh phẩm sai quy cách
– Thời gian buộc garo khi lấy máu xét nghiệm
– Bảo quản và lưu trữ mẫu máu không đúng cách
Kết quả xét nghiệm máu như thế nào là bình thường?
Để biết kết quả xét nghiệm máu như thế nào là bình thường, mời các bạn xem bảng các chỉ số và giá trị dưới đây.

1. WBC (White Blood Cell): Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu;
– Giá trị bình thường: 4.300 – 10.800 tế bào/mm3 (tương đương 4.3 – 10.8 x 109 tế bào/lít).
– Nếu xét nghiệm cho ra chỉ số 40 – 10 Giga/L thì: Tăng trong: Các bệnh máu ác tính, viêm nhiễm, bệnh bạch cầu. Giảm trong: Thiếu máu do bất sản, thiếu hụt vitamin B12, nhiễm khuẩn, ...
2. RBC (Red Blood Cell): Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu;– Giá trị bình thường: 4.2 – 5.9 triệu tế bào/cm3 (tương đương 4.2 – 5.9 x 1012 tế bào/ lít).
– Trạng thái bình thường ở nam là 4,2 – 6,0 Tera/L và nữ là 3,8 – 5 Tera/L.
– Nếu kết quả từ 3.8 – 5.8 Tera/L thì: Tăng trong mất nước và chứng tăng hồng cầu.
3. HB hay HBG (Hemoglobin): Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu;– GTBT: Nam: 13 – 18 g/dl (tương đương 8.1 – 11.2 milimole/lít)
– Nữ: 12 – 16g/dl (Tương đương 7.4 – 9.9 milimole/lít).
– Nếu kết quả Hb là 12-16,5 g / d
L thì ý nghĩa chỉ số huyết học này là: Tăng trong mất nước, bệnh tim và bệnh phổi. Giảm trong thiếu máu, chảy máu, các phản ứng gây tan máu.
– GTBT: Nam: 45 – 52%; Nữ: 37 – 48%
– Nếu chỉ số này ở nam là 39-49% và nữ là 33-43%, thì tình trạng này bị: Tăng trong do bị chứng rối loạn dị ứng, hút thuốc lá nhiều, tăng hồng cầu, bệnh phổi mạn tính, bệnh mạch vành, chứng giảm lưu lượng máu. Giảm trong mất máu, thiếu máu, thai nghén.
5. MCV (Mean corpuscular volume): Thể tích trung bình của một hồng cầu– GTBT: 80 – 100 femtolier (1 femtolier = 1/1triệu lít).
– Tăng trong thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp,…
– Giảm trong thiếu hụt sắt, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu, suy thận mạn tính.
6. Lượng Hb trung bình hồng cầu (MCH – Mean corpuscular hemoglobin): Số lượng trung bình của huyết sắc tố trong một thể tích máu;– GTBT: 27 – 32 picogram.
– Tăng trong thiếu máu, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh. Giảm trong thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nói chung, thiếu máu đang tái tạo.
7. MCHC (Mean corpuscular hemoglobin concentration): Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong một thể tích máu.– GTBT: 32-36%.
– MCHC tăng trong sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh. Giảm trong thiếu máu do giảm folate hoặc vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu.
8. PLT (Platelet Count): Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu– Tiểu cầu đóng vai trò sống còn trong quá trình đông máu, có tuổi thọ trung bình 5- 9 ngày.
– GTBT: 150.000 – 400.000/cm3 (tương đương 150 – 400 x 109/ lít).
– Tiểu cầu quá thấp có thể gây ra chảy máu. Tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, làm cản trở mạch máu có thể gây nên đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi, tắc nghẽn mạch máu,…
– Tiểu cầu tăng: Rối loạn tăng sinh tuỷ xương, bệnh tăng tiểu cầu vô căn, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, các bệnh viêm. Tiểu cầu giảm: Ức chế hoặc thay thế tủy xương, các chất hóa trị liệu, phì đại lách, đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh…
9. LYM (Lymphocyte): Bạch cầu Lymphô– Giá trị bình thường: 19- 48% (0.9 – 5.2 G/L).
– LYM tăng: Nhiễm khuẩn mạn, lao, nhiễm một số virus khác,…
– LYM giảm: Giảm miễn nhiễm, nhiễm HIV/AIDS, ức chế tủy xương do các hóa chất trị liệu, các ung thư,…
10. MXD (Mixed cell count): Tỷ lệ pha trộn tế bào trong máu – Giá trị bình thường tùy từng tế bào11. NEUT (Neutrophil): Tỷ lệ bạch cầu trung tính– GTBT: 60-66%.
– Giá trị tăng cao trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, ung thư, bệnh bạch cầu dòng tủy,… Giá trị giảm: Nhiễm virus, giảm sản hoặc suy tủy, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị,…
12. RDW (Red Cell Distribution With): Độ phân bố hồng cầuGiá trị bình thường: 11 – 15%.
13. PDW (Platelet Disrabution With): Độ phân bố tiểu cầu – GTBT: 6 – 18%.– PDW tăng: K phổi, bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm.
– PDW giảm: do nghiện rượu.
14. MPV (Min Platelet Volume): Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu– GTBT: 6,5 – 11 f
L.
– Tăng: Bị bệnh tim mạch, tiểu đường, hút thuốc lá, stress, nhiễm độc do tuyến giáp… Giảm: Thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bạch cầu cấp…
15. P-LCR (Platelet Larger Cell Ratio): Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn) – GTBT: 150 – 500 G/l (1G/l = 109/l).Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass
Care là một trong những đơn vị xét nghiệm tư nhân chuyên sâu với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Khách hàng khi thực hiện các xét nghiệm tại Tass
Care có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Xét nghiệm máu là chỉ định quen thuộc trong hầu hết các quy trình thăm khám. Dựa vào hàm lượng một số chất nhất định trong máu, các bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vậy có những xét nghiệm máu nào và các chỉ số xét nghiệm máu có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm máu qua bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
12. Các chỉ số xét nghiệm máu có ý nghĩa gì trong chẩn đoán?2.1 Các chỉ số xét nghiệm máu toàn phần2.2 Các chỉ số xét nghiệm máu sinh hóa
1. Các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản
Có 2 loại xét nghiệm máu cơ bản là:– Xét nghiệm toàn phần công thức máu (CBC)
Loại xét nghiệm phổ biến nhất, thường thực hiện trong các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Xét nghiệm máu này giúp phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn như thiếu máu, nhiễm trùng, khả năng đông máu, ung thư máu, rối loạn hệ miễn dịch.
– Xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu đo các hóa chất khác nhau trong máu, giúp cung cấp cho bác sĩ thông tin về hoạt động của hệ cơ, xương và các cơ quan như gan, thận,…Loại xét nghiệm này thường được thực hiện trên phần chất lỏng (huyết tương) của máu.

Xét nghiệm máu có vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe
2. Các chỉ số xét nghiệm máu có ý nghĩa gì trong chẩn đoán?
2.1 Các chỉ số xét nghiệm máu toàn phần
RBC (Red Blood Cell)Đây là chỉ số phản ánh số lượng hồng cầu trong một thể tích máu.
– Giá trị bình thường: 3.8 – 5.0 T/L ở nữ ; 4.2 – 6.0 T/L ở nam.
– RBC tăng khi mất nước, mắc chứng tăng hồng cầu, giảm khi thiếu máu.
HBG (Hemoglobin)Hay còn gọi là lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu.
– Giá trị bình thường ở nữ là 120 – 150 g/L, ở nam là 130-170 g/L.
– HBG tăng có thể do mất nước, bệnh tim và bệnh phổi; giảm nếu thiếu máu, chảy máu hoặc các phản ứng tan máu,…
HCT (Hematocrit)Chỉ số này cho biết tỷ lệ thể tích hồng cầu/ thể tích máu toàn bộ.
– Giá trị bình thường: 0.336-0.450 L/L với nữ; 0.335-0.450 L/L với nam.
– HCT tăng trong các trường hợp dị ứng, tăng hồng cầu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, mất nước, giảm lưu lượng máu,…hoặc khi người bệnh ở trên núi cao, hút thuốc lá nhiều. Chỉ số này thường giảm khi bệnh nhân mất máu, thiếu máu, thai nghén,…
MCV (Mean corpuscular volume)MCV tiếng việt là thể tích trung bình của hồng cầu.
Xem thêm: So Sánh Kia Morning Và Chevrolet Spark Và Kia Morning: Phá Vỡ Thế Song Mã?
– Giá trị bình thường trong khoảng 75 – 96 f
L.
– MCV tăng chứng tỏ bạn đang thiếu hụt vitamin B12, acid folic, mắc một trong các bệnh như bệnh gan, tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, xơ hoá tuỷ xương,…Chỉ số này cũng thường cao ở những người nghiện rượu.
– Nếu MCV giảm, rất có thể bạn đang bị thiếu sắt, bệnh thalassemia, các bệnh hemoglobin, thiếu máu, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì,…
MCH (đầy đủ là Mean Corpuscular Hemoglobin)Chỉ số cho thấy lượng huyết sắc tố trung bình có trong một hồng cầu.
– Giá trị MCH bình thường: 24- 33pg.
– Nếu MCH tăng: thiếu máu đa sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.
– Giảm: bắt đầu thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nói chung, thiếu máu đang tái tạo…
MCHC (Viết tắt của Mean Corpuscular Hemoglobin ConcentrationĐây là chỉ số cho thấy nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một thể tích máu.
– Giá trị MCHC bình thường là 316 – 372 g/L.
– Tăng MCHC thường trong các trường hợp thiếu máu đa sắc hồng cầu, hồng cầu hình tròn di truyền nặng, ngưng kết máu…
– Chỉ số này có thể giảm do giảm folate hoặc vitamin B12,…

Creatinin là một trong các chỉ số xét nghiệm máu, kết quả của quá trình đào thải do thoái hóa creatin phosphat ở cơ
RDW (có nghĩa là Red Cell Distribution Width)
– Độ phân bố hồng cầu bình thường có giá trị 9 -15%.
– Giá trị này càng cao thì độ phân bố của hồng cầu trong máu thay đổi càng nhiều.
– RDW cùng với MCV là những chỉ chỉ số giúp xác định các bệnh bạch cầu, bệnh về máu…
WBC (White Blood Cell)WBC là số lượng bạch cầu đo được trong một thể tích máu.
– Giá trị bình thường: 4.0 đến 10.0G/L.
– Chỉ số này tăng khi có viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, bệnh bạch cầu,…; giảm ở những bệnh nhân suy tủy, thiếu hụt vitamin B12, folate, nhiễm khuẩn,…
NEUT (Neutrophil)– NEUT là tên gọi của chỉ số bạch cầu trung tính.
– Giá trị NEUT tăng cao trong các trường hợp nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, ung thư, bệnh bạch cầu dòng tuỷ,… Còn nếu NEUT giảm nghĩa là cơ thể đã nhiễm virus, có dấu hiệu suy tủy, do phản ứng với các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị,…
LYM (Lymphocyte)– Xét nghiệm bạch cầu Lympho có giá trị 19- 48% (0.9 – 5.2 G/L) là bình thường.
– Chỉ số LYM tăng là dấu hiệu nhiễm khuẩn mạn, lao, bệnh Hogdkin,…
– LYM giảm khi nhiễm HIV/AIDS, ức chế tủy xương, các bệnh ung thư, tăng chức năng vỏ thượng thận, sử dụng glucocorticoid…
MONO (Monocyte)– Giá trị bình thường của chỉ số bạch cầu Mono thường trong khoảng 3.4 – 9% (0.16 -1 G/L).
– Chỉ số MONO có thể tăng do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, bệnh bạch cầu dòng mono, rối loạn sinh tủy,…
– MONO giảm cảnh báo thiếu máu do suy tủy, ung thư, do sử dụng glucocorticoid…
EOS (Eosinophil)– EOS là bạch cầu đa múi ưa axit, có giá trị bình thường 0 – 7% (0- 0.8 G/L).
– Chỉ số này thuờng tăng do nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,…
BASO (Basophil)– Đây là chỉ số bạch cầu đa múi ưa kiềm, thường tăng trong các trường hợp dị ứng, bệnh bạch cầu, suy giáp…
– Giá trị bình thường của BASO là 0 – 1.5% ( 0 – 0.2G/L)
LUC (Large Unstained Cells)– LUC có thể là các tế bào lympho lớn, các monocyte hoặc các bạch cầu non.
– Giá trị bình thường: 0- 4% (0- 0.4G/L).
– Khi LUC tăng cho thấy dấu hiệu của bệnh bạch cầu, suy thận mạn, sốt rét, nhiễm virus, phản ứng sau phẫu thuật…
PLT (Platelet Count)– PLT là số lượng tiểu cầu – những mảnh vỡ của các tế bào chất – trong một thể tích máu.
– Giá trị bình thường của PLT thường là 150–350G/L.
– Số lượng tiểu cầu quá thấp ảnh hưởng đến khả năng đông máu, có thể gây ra chảy máu. Trong khi đó, số lượng tiểu cầu quá cao dễ gây ra hình thành cục máu đông.
– PLT tăng hoặc giảm cảnh báo những rối loạn ở tuỷ xương, rối loạn đông máu rất nguy hiểm.
PDW (Platelet Disrabution Width)– PDW được gọi là sự phân bố tiểu cầu, giá trị bình thường khoảng 6 – 11%.
– PDW tăng trong các bệnh ung thư phổi, hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết…
– PDW giảm ở những người nghiện rượu.MPV (Mean Platelet Volume)
– MPV là thể tích trung bình của tiểu cầu, giá trị bình thường 6,5 – 11f
L.
– MPV tăng trong các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, nhiễm độc tuyến giáp…hoặc do hút thuốc lá, stress,…
– Giảm MPV có thể xảy ra ở người bệnh thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bạch cầu cấp…

Các mẫu máu xét nghiệm được phân tích bởi hệ thống máy móc hiện đại sẽ cho kết quả chính xác
2.2 Các chỉ số xét nghiệm máu sinh hóa
Glu (Glucose)– Glu là chỉ số lượng đường trong máu. Bình thường chỉ số này ở mức 4,1 – 6,1 mmol/l.
– Glu tăng hoặc giảm so với tiêu chuẩn chứng tỏ bạn đang bị tăng hoặc giảm đường máu. Chỉ số này càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao.
SGOT & SGPTĐây là các chỉ số men gan quan trọng.
– Bình thường, SGOT từ 9,0 – 48,0, SGPT từ 5,0 – 49,0.
– Nếu các chỉ số này vượt quá giới hạn nghĩa là chức năng của gan đang bị suy yếu.
Cholesterol– Nhóm chỉ số mỡ máu gồm: Cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol.
– Các chỉ số mỡ máu bình thường:
+ Cholesterol: 3,4-5,4 mmol/L.
+ Triglyceride: 0,4-2,3 mmol/L.
+ HDL-C: 0,9-2,1 mmol/L.
+ LDL-C: 0,0-2,9 mmol/L.
– Cholesterol, Triglyceride và LDL- C cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và bệnh về huyết áp, dễ dẫn đến tai biến, đột quỵ.
– HDL-C là chỉ số mỡ tốt, nếu chỉ số này cao, có thể hạn chế xơ vữa mạch máu.
GGT (Gama globutamin)– GGT là một chất miễn dịch cho tế bào gan. Thông thường GGT rất thấp, chỉ khoảng 0 – 53 U/L.
– Nếu gan phải làm việc quá sức, khả năng thải độc của gan kém thì GGT sẽ tăng cao.
Ure (Ure máu)Nếu chỉ số ure trong máu ở mức 2.5 – 7.5 mmol/l, nghĩa là thận gặp phải vấn đề.
Cre (Creatinin)– Creatinin là kết quả của quá trình đào thải do thoái hóa creatin phosphat ở cơ.
– Giá trị bình thường của Cre ở nam từ 62 – 120 umol/l, ở nữ từ 53 – 100 umol/l.
– Cre vượt ngưỡng giới hạn cho thấy những bất thường của khối cơ.
Uric (Acid Uric = urat)– Chỉ số Acid Uric trong máu bình thường từ 180 – 420 umol/l ở nam và 150 – 360 umol/l ở nữ.
– Chỉ số này tăng đồng nghĩa với nguy cơ cao mắc bệnh về thận, bệnh gout.
Như vậy, các chỉ số xét nghiệm máu khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Bạn nên thực hiện xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín để được xét nghiệm an toàn và chính xác.